facebook
Zalo

CƠ SỞ MÁY ẤP TRỨNG HÙNG THỦY XIN CHÀO BÀ CON!

icon-diachi1659/3 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918418198

Email: aptrunght@gmail.com

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Những điều cần lưu ý khi gà nhiễm bệnh cầu trùng

25/03/2020 Lượt xem: 2124
 
 

Trong chăn nuôi việc biết được các bệnh, nắm bắt được đặc điểm, tác nhân xuất bệnh ở gà là điểm mấu chốt giúp người chăn nuôi duy trì được một đàn gà khỏe, đạt hiệu quả kinh tế.

Xuất hiện cũng khá lâu cách đây hơn 300 năm, chắc hẳn bệnh cầu trùng là cái tên không còn xa lạ với bà con trong chăn nuôi. Chính vì quá quen thuộc nên có nhiều trường hợp chủ quan với căn bệnh này ở gà mà phải ngậm quả đắng khi bệnh gây thiệt hại tới cả đàn gà.

Con đường lây lan bệnh

Bệnh thường có tên gọi khác là bệnh tụ huyết trùng, có tính lây truyền cao, khả năng dẫn đến tử vong ở gà là 100% khi bị nhiễm bệnh. Bệnh thường phát triển vào ngày mưa với độ ẩm cao, lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa từ gà bệnh sang gà khỏe.

Image result for bệnh cầu trùng

Đây là một căn bệnh dai dẳng và khó chấm dứt hoàn toàn khi phát bệnh trừ khi người chăn nuôi ngừng chăn nuôi hoặc chuyển qua cơ sở, môi trường chăn nuôi khác với đàn gà mới.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này:

Bệnh cầu trùng ở gà do kí sinh trùng chủng Eimeria gây ra. 

Có tới gần 9 loại kí sinh trùng dạng này, tuy nhiên chỉ có Eimeria Tenella, Eimeria Acervulina, Eimeria Maxima là 3 loại ký sinh nguy hiểm nhất.

Chúng gây bệnh ở manh tràng, ruột non và không tràng, phá vỡ mạch máu gây tình trạng xuất huyết nặng ở gà.

Biểu hiện khi phát bệnh

- Bỏ ăn, khát nước, lông xù

- Gà thường ngồi trên 2 chân, đi lại loạng choạng không thẳng, bình thường như lúc khỏe

- Phân, chất thải loãng, ban đầu chất thải có màu xanh, sau là màu nâu rồi chuyển qua bị tiêu chảy. Dính quanh hậu môn, lẫn cả máu rồi chết.

Image result for bệnh cầu trùng

Nếu là cấp tính

 Sau 2 đến 7 ngày là gà có thể chết, bệnh cũng có thể phát triển chậm, cho điều trị có thể khỏi nhưng rất chậm.

Ở cấp độ này gà thường uống nhiều nước, sau đó tiêu chảy, phân lỏng. 

Gà thường ủ rủ, nhắm nghiền mắt, xảy ra hiện tượng chất thải có máu cánh lúc này có thể xệ nặng xuống, gà gầy sức rất nhanh, tái màu, chúng thường đứng một mình hoặc là đoạn tụm đúm, dụm đống lại bên nhau và kêu một cách khác lạ, màu da, mỏ, da chân nhợt nhạt đó là hiện tượng thiếu máu.

Image result for bệnh cầu trùng

Chúng luôn trong trạng thái mỏi mệt, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Bị tiêu chảy thất thường và chất thải thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. 

Giai đoạn 4 – 5 ngày tích sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

Nếu là mãn tính

Image result for bệnh cầu trùng

Thường xuất hiện ở gà lớn, sau 90 ngày tuổi, tuổi gà càng cao thì bệnh cầu trùng càng nhẹ. 

Triệu chứng thường thấy: ăn kém, uống nhiều nước, ỉa chảy phân loãng, phân sống có khi có gợn máu. Gà gầy, chân khô, mào nhợt nhạt. Ở gà đẻ, gà lớn thì chúng chủ yếu ở  thể ẩn bệnh, ở gà lớn, gà đẻ thì bệnh cầu trùng gây nên chủ yếu ở thể ỉa chảy, lúc thì ỉa chảy ở thể phân lỏng, phân sống, lúc thì không tiêu chảy, nhưng âm ỉ trong khi đàn gà nhìn là bình thường, ăn uống bình thường .

Kiểm soát bệnh

Phương pháp an toàn sinh học: Trong quá trình chăn nuôi, cần chú ý đảm bảo môi trường sống của gà sao cho sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, được quét dọn và khử trùng thường xuyên.

Vệ sinh và phun thuốc sát trùng tiêu độc chuồng nuôi ít nhất 2-3 ngày trước khi nhận gà con.

Phòng vaccine-biện pháp tối ưu nhất hiện nay: Giúp phòng bệnh cho gà vừa tiết kiệm chi phí thuốc men sau này vừa có thể giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra bệnh lại không để lại dư lượng trong gà thành phẩm.

Điều trị

Dùng kháng sinh, thuốc khi có bệnh: 

Biện pháp đầu tiên mà người chăn nuôi nghĩ tới và sử dụng đó là việc sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh. Nhưng cầu trùng là loại ký sinh có tính nhờn thuốc rất cao. Bằng chứng là nếu gà đã dùng một loại kháng sinh trị cầu trùng, trong trường hợp bị tái nhiễm bệnh thì loại kháng sinh đó sẽ trở thành vô tác dụng. 

Hơn nữa, nếu sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị thì dư lượng kháng sinh tích tụ trong cơ thể gia cầm lại cũng là mối nguy cơ gây nên ưng thư gan, thận cho người. Do mối nguy hại khôn lường tới sức khoẻ người tiêu dùng và khả năng kháng sinh, nên kháng sinh phòng cầu trùng trộn trong thức ăn chăn nuôi sẽ bị cấm sử dụng (theo thông tư số 06/2016/ban hành bởi TT-BNNPTNT). Do đó, người chăn nuôi cần phải chuyển đối sang những giải pháp khoa học và tối ưu hơn.

Tham khảo các phương pháp ấp trứng bằng máy ấp trứng tự động để đạt hiệu quả hơn trong chăn nuôi gà, Tại đây

 
Giỏ hàng
0