facebook
Zalo

CƠ SỞ MÁY ẤP TRỨNG HÙNG THỦY XIN CHÀO BÀ CON!

icon-diachi1659/3 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918418198

Email: aptrunght@gmail.com

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Hội chứng giảm đẻ ở gà

25/03/2020 Lượt xem: 1961
 
 

 

Image result for bệnh Eds

Hội chứng này là gì mà lại khiến gà mái giảm khả năng, năng suất đẻ? Nó tác động thế nào đến gà? Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh là gì? Những câu hỏi luôn thường trực đối với bà con chăn nuôi, bởi nếu không tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị, kiểm soát bệnh nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng gà, năng suất mà còn là một nền kinh tế của gia đình. Nếu xảy ra ở diện rộng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp trứng cho thị trường.

Hội chứng giảm đẻ ở gà có tên gọi là Bệnh Eds trên gà. Là một hội chứng truyền nhiễm trên gà mái tác động trực tiếp đến khả năng sinh đẻ ở gà mái, ảnh hưởng đến số lượng trứng. Nó xảy ra trên gà mái rất nhanh, làm chất lượng trứng của gà giảm rõ rệt như  chất lượng trứng cho ra không ổn định, lớp vỏ, canxi mỏng, có thể dẫn đến tình trạng không có lòng đỏ trong trứng.

Nguyên nhân và con đường lây truyền bệnh ở gà mái

Eds là loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Adenovirus thuộc dòng BC 14, virus 127 gây ra. 

Bệnh thường xảy ra trong giai đoạn từ 26 -36 tuần tuổi qua nhiều con đường lây lan khác nhau

Nó là sự lây truyền từ gà bố mẹ sang gà con thông qua những quả trứng do gà đẻ ra trong giai đoạn mắc bệnh có thể nhận thấy thông qua hình dạng bất thường của trứng gà.

Lây truyền từ gà bệnh sang ga khỏe thông qua môi trường, đường tiêu hóa: việc sử dụng máng ăn, máng uống nước, hay các phương tiện, vận chuyển chất thải của gà bị nhiễm bệnh, …

Biểu hiện để nhận biết

Thông thường qua 612 tuần phát bệnh.

- Quan sát sức, khả năng của đẻ của gà mái. Sức đẻ của gà giảm đột ngột từ 20% – 40% có thể là đạt tới mức 50%.

- Thông qua quan sát quả trứng của gà mắc bệnh: Trứng thường không như bình thường lớp canxi là vỏ của trứng mỏng, yếu. Trứng không đồng đều, méo mó, nhăn nheo.

Image result for bệnh Eds

- Lòng trắng trứng loãng, đặc biệt hơn là có thể trứng mất lòng đỏ

- Tỷ lệ gà ấp được so với lúc chưa mắc bệnh giảm nhanh chóng

- Biểu hiện của gà mái không có gì đặc biệt va rõ rệt: có thể đi tiêu chảy ở một giai đoạn bệnh nhất thời, gà có thể gầy, giảm ăn, trơt nên còi cọc.

Khi mổ gà để kiểm tra bệnh có thể thấy những dấu hiệu sau:

Image result for bệnh Eds

- Buồng trứng, ống dẫn trứng của gà mái bị teo lại

- Tử cung của gà bị thủng, viêm

- Trứng non không phát triển

Tham khảo phương pháp ấp trứng hiệu quả bằng máy, tại đây

Kiểm soát và phòng ngừa bệnh

Công đoạn cần thiết và quan trọng đối với tất cả các loại bệnh. Đặc biệt với Eds người chăn nuôi nên cẩn thận, kỹ lưỡng trong việc phòn ngừa kiểm soát bệnh trước khi bệnh xuất hiện ở cơ thể gà mái. Bởi nếu để phát sinh bệnh trong thời gian cho trứng, đẻ trứng thì ảnh hưởng đến chất lượng trứng cho ra, giảm đẻ trong thời kỳ cho trứng nhiều nhất, ảnh hưởng đến knh tế.

Trước tiên đó là môi trường sống, ăn uống của gà luôn đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng, cần khử trùng định kỳ cho gà chuồng gà bằng thuốc đặc trị phù hợp:  có thể phun IOGUARD BESTAQUAM liều 2-4ml/1 lít nước. Hoặc phun kết hợp với Ultraxide liều 4-6ml/ 1 lít nước phun định kỳ 2-3 lần/ tháng.

Image result for bệnh Eds

-  Sử dụng vacxin phòng bệnh EDS (lần 1) ở tuần 15, 16 tiêm da hoặc bắp đều được

- Bổ sung một số loại thực phẩm để tăng sức đề kháng cho gà

Điều trị cho gà khi gà mắc bệnh

Được biết thời gian sau này người chăn nuôi thực hiện phương pháp chăn nuôi an toàn, hạn chế thuốc kháng sinh ở gà. Tuy nhiên, cách tố nhất để điều trị bệnh này là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị triệt để bệnh tránh lây lan sang diện rộng.

Trên thị trường có nhiều thuốc kháng sinh khác nhau để điều trị bệnh, tuy nhiên bà con cần cân nhắc về nguyên nhân, tình hình bệnh của đàn gà mình ở mức độ nào để lựa chọn thuốc và liều lượng phù hợp.

Image result for bệnh Eds

Ngoài việc sử dụng thuốc, cần đảm bảo xác định đúng nguyên nhân phát bệnh để khắc phục, triệt tiêu nguồn nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chế độ thức ăn tốt, bổ sung thực phẩm cần thiết cho gà trong thời gian điều trị bệnh. Bởi khi điều trị bệnh Eds cần một liệu trình, cần thời gian nếu không bổ sung thực phẩm tăng sức khỏe, đê kháng cho gà thì khi điều trị xong gà có thể còi cọc, ốm yếu, chậm lớn.

Giỏ hàng
0