facebook
Zalo

CƠ SỞ MÁY ẤP TRỨNG HÙNG THỦY XIN CHÀO BÀ CON!

icon-diachi1659/3 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918418198

Email: aptrunght@gmail.com

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Cách dựng chuồng nuôi gà đảm bảo kỹ thuật

24/02/2020 Lượt xem: 7271
 
 

Chuẩn bị chuồng nuôi gà là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị điều kiện để nuôi gà. Vì chuồng là nơi trú ngụ, nơi mà ở đó người chăn nuôi tiến hành các công tác đảm bảo vệ sinh, điều kiện sống phù hợp với giống gà.

Xác định kiểu chuồng nuôi gà

Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền:

Image result for Kết cấu chuồng nuôi gà nuôi trên nền

Tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi, đối tượng gà cụ thể mà ta xác định kết cấu chuồng phù hợp. Tuy nhiên, kết cấu chuồng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, nền chuồng phải kiên cố, chắc chắn để dễ vệ sinh, dễ sát trùng tiêu độc, có độ dốc thích hợp để thoát nước, tránh ẩm ướt, chuột đào bới.

Hai là, xác định diện tích chuồng phù hợp với quy mô, mức độ thâm canh nhưng phải đủ rộng.

Ví dụ:

Chuồng nuôi gà đẻ trứng giống có diện tích: 4 – 5 con/m2.

Chuồng nuôi gà dò có diện tích: 5 -6 con/m2.

- Mái chuồng  gà:

Vật liệu làm mái phải đảm bảo chất liệu chống nắng, nóng. Mái có thể làm bằng ngói hoặc lá tranh, lợp qua vách chuồng khoảng 1m để tránh mưa hắt làm ướt nền. Người chăn nuôi có thể lựa chọn làm một mái hoặc hai mái.

- Tường vách chuồng:

Xây cách hiên mái 1 – 1.5m để tránh mưa tạt vào trong nền. Chiều cao của vách chỉ nên đạt tầm 30 đến 40 cm, còn phía trên dừng lưới thép hoặc phên nứa để tạo độ thông thoáng cho chuồng. Nếu xây hết tường vách bao quanh thì phải tạo cửa sổ để thông thoáng.

- Rèm che:

Dùng các vật có chất liệu thoáng và che chắn tốt như vải bạt, bao tải, phên nứa,.. che vách tường 20cm phía ngoài chuồng nuôi, để bảo vệ gà tránh mưa gió, rết trong giai đoạn gà còn non.

- Chia khu chuồng:

Chuồng được ngăn làm nhiều ô tùy vào diện tích và quy mô của chuồng, nhưng phải ít nhất 2 đến 3 ô để dễ quản lý, phân chuồng đối với các giai đoạn của gà đặc biệt là đối với gà đẻ. Việc ngăn ô cũng phải đảm bảo độ thông thoáng, thoáng mát tránh gây bí bách, thiếu không khí vì vậy nên chọn ngăn ô bằng lưới thép, nan tre.

- Hệ thống cống rảnh:

Đây là hệ thống bắt buộc phải có để đảm bảo công tác vệ sinh chuồng gà, tránh gây ngập úng, ứ đọng nước trong chuồng dễ gây bệnh cho gà. Ngoài hệ thống cống rãnh ngầm cần xây dựng hệ thống thoát nước tránh gây ứ đọng nước xung quanh vách.

Kết cấu chuồng lồng:

Image result for Kết cấu chuồng lồng nuôi gà

Tùy thuộc vào số lượng gà, vị trí đặt lồng và nguyên liệu làm lồng mà người dân xác định hình dạng và kích thước lồng.

- Nguyên liệu làm lồng: Tre, gỗ, sắt.

- Kích thước:

Cao: 40 đến 50 cm

Rộng 40 đến 60 cm

Dài thì tùy thuộc vào số lượng nuôi. Chiều dài hơn 1,2m thì nên chia ngăn ra với mỗi ngắn tầm 3 đến 4 con gà đẻ.

- Đáy lồng:

Đây là yếu tố quan trọng phải đảm bảo các yêu cầu như: Độ chắc chắn, dễ thoát phân. Vật liệu có thể làm đáy lồng là sắt, thép, có mối hàn khe  hở 1,5 cm đến 2cm. Nếu đáy làm bằng thanh tre gốc già thì vót tròn nhẵn rồi ghép thành tấm có khe hở 1,5 cm đến 2cm.

Chú ý: Chuồng lồng có thể nuôi nhiều loại gà:

+ Nếu nuôi gà đẻ : Đáy lồng làm hơi dốc, nghiêng 10% (nhỏ) về phía

trước, có gờ cong để thu trứng.

+ Nếu nuôi gà con: Đáy phải lót thêm lưới thép khe hở 1cm, trên có lót

giấy (sau 5 ngày nuôi phải thay đi).

- Vách lồng và nắp lồng : Bố trí phía bên ngoài trước của lồng.

- Máng ăn, uống: Bố trí bên ngoài.

Kiểu chuồng gà đơn giản (vật liệu địa phương):

Image result for Kiểu chuồng gà đơn giản

- Nguyên liệu làm chuồng: Tận dụng các vật liệu sẵn có trong gia đình như tre, nứa, tranh, ván…

- Nền chuồng:

Là nơi cho gà ngủ vào ban đêm, là chỗ để các máng ăn máng uống và cũng là nơi gà thải phân cho nên cần thiết kế nền sao cho cao hơn xung quanh ít nhất là 30 cm để tránh mưa ngập nước.

Có thể làm đất nện chắc, trên mặt nền lót rơm, rạ, trấu, phôi bào. Hoặc nuôi trên sàn lưới, tre đan... cách mặt đất 20- 40 cm.

Nền có thể được làm bằng các vật liệu như: gạch, xi măng hoặc nền đất, tuy nhiên nên thiết kế nền chuồng chắc chắn bằng gạch hoặc nền xi măng.

Mặt nền phải nhẵn để tiện quét dọn tẩy uế (phổ biến nhất là nền láng xi măng), đồng thời nền chuồng cần có độ nghiêng nhất định và hệ thống rãnh thoát nước.

- Khung, tường chuồng:

Khung chuồng phải bền vững, chịu được gió bão mạnh, thường được xây dựng bằng bê tông hay gỗ, tre loại tốt.

Tường có thể dùng các loại nguyên vật liệu khác nhau để làm tường chuồng như, gạch, gỗ, tre, nứa...Song cần thiết kế sao cho chắc chắn:

+ Hai đầu hồi: Xây kín, xung quanh

+ Phía trước và phía sau ở bên dưới: Nên xây bằng gạch cao khoảng 0,4 - 0,6m

+ Phía trên: Dùng gỗ, tre, nứa ken thưa hoặc dùng lưới mắt cáo tạo thành vách lưới để che chắn và có độ thoáng.

+ Bên ngoài vách lưới chuồng: có hệ thống rèm che, có thể điều chỉnh linh hoạt để giữ ấm cho gà vào mùa đông và che nắng, che mưa khi cần thiết.

Như vậy vừa đảm bảo độ thông thoáng cho chuồng nuôi và chống được gà có thể bay ra ngoài.

+ Mái chuồng: Làm bằng vật liệu nhẹ nhưng tương đối bền vững, cách nhiệt và dễ vệ sinh sát trùng nên có thể được làm bằng : Fibro xi măng, tôn, ngói, lá cọ, tranh... nhưng phải đảm bảo chắc chắn, vững vàng trong mưa gió.

Nếu lợp bằng lá cọ thì mái có độ nghiêng 450, nếu lợp ngói thì độ nghiêng là 350, còn Fibro xi măng hoặc tôn múi thì độ nghiêng là 160 đến 200. Trong trường hợp này phía dưới mái cần có vật liệu cách nhiệt hoặc đóng trần theo chiều của mái.

+ Chiều cao:

Chuồng làm cao 1,5 m, dài 2,5 m, rộng 2m. Chuồng có 1 hoặc 2 cửa cho gia cầm ra vào.

* Chuồng phải được vệ sinh khử trùng tiêu độc trước khi nuôi. Có thể dùng Formol 2% với liều 1ml/m2, Paricolin 0.05% hoặc disinfecton 0.05% trước khi bắt gà về nuôi từ 7- 15 ngày.

Địa điểm xây dựng chuồng gà

- Địa điểm xây dựng chuồng trại phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực và địa phương.

- Chuồng phải cách xa đường giao thông, khu dân cư, khu công nghiệp, công sở, trường học, khu chế biến sản phẩm chăn nuôi, bệnh viện, khu chăn nuôi khác và xa hệ thống kênh mương thoát nước thải của khu vực theo quy định để tránh những ảnh hưởng về mùi, nước thải, phân thải của hệ thông chuồng gà, đảm bảo vệ sinh cho khu vực lân cận.

- Ở cuối và xa nguồn nước sinh hoạt, có nguồn nước sạch và đủ trữ lượng nước cho chăn nuôi. Đảm bảo đủ diện tích và điều kiện xử lý chất thải, nước thải theo quy định.

- Chuồng nuôi phải xây dựng ở những nơi có đủ nguồn điện.

- Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng đông nam.

Khu vực xung quanh chuồng nuôi gà

- Chuồng phải được xây dựng tách biệt với khu sinh hoạt của con người.

- Không xây chuồng gà chung với các chuồng gia súc, gia cầm khác.

- Xung quanh chuồng nuôi phải có hàng rào để bảo vệ và ngăn ngừa người, gia súc vào trại chăn nuôi như: xây tường bao hay hàng rào lưới sắt…

- Xung quanh chuồng nuôi trồng cây xanh tạo bóng mát

- Có kho để chứa thức ăn và dụng cụ chăn nuôi.

- Xung quanh chuồng nuôi cách chuồng tối thiểu 5m phải bằng phẳng, quang đãng, sạch sẽ không bị đọng nước.

- Nếu xây nhiều dãy chuồng thì khoảng cách giữa các chuồng với nhau là 25m

Cổng trại gà

- Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại và một hố sát trùng lớn ở giữa chỉ giành cho xe ô vận chuyển thức ăn, gà ra vào trại.

- Trại nuôi theo kiểu gia đình thì chỉ cần thiết kế một hố sát trùng chung là được.

- Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi đến bà con nông dân về hình thức dựng chuồng gà, tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể của mỗi hộ để lựa chọn hình thức chuồng phù hợp.

Tham khảo thêm các loại máy ấp trứng: Bấm vào xem

Minh Ngọc

Giỏ hàng
0