facebook
Zalo

CƠ SỞ MÁY ẤP TRỨNG HÙNG THỦY XIN CHÀO BÀ CON!

icon-diachi1659/3 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918418198

Email: aptrunght@gmail.com

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

19/03/2020 Lượt xem: 1644
 
 

Gia cầm là loại vật nuôi rất dễ mắc bệnh và có nhiều loại bệnh khác nhau tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng, chất lượng của gà. Nó ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của người chăn nuôi. Trong đó, bệnh viêm đường hô hấp mãn tính là căn bệnh phổ biến ở gà và rất nguy hiểm.

Image result for bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà là gì

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính

Có tên gọi tắt là CRD là loại bệnh phổ biến đối với gia cầm, do vi khuẩn gây nên. 

Thời điểm phát bệnh: Bệnh diễn ra quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa, rét hoặc nóng ẩm đầu năm. 

Khi thời tiết thay đổi hoặc gà không được chăm sóc kỹ, sức đề kháng giảm sút, tình trạng sức khỏe của gà kém là điều kiện tốt để bệnh phát triển.

Nguyên nhân của bệnh:

  • Bệnh gây ra bởi một trong các nhóm sinh vật gây bệnh như: viêm phổi – màng phổi (PPLO), cụ thể là Mycoplasma.
  • Do thời tiết thay đổi đột ngột
  • Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm kém, không đảm bảo chất lượng môi trường sống cho gà.
  • Bệnh tạo cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm, như thường xuyên kết hợp với E.coli và các virus gây bệnh trên đường hô hấp khác (Newcastle, IB, …) tạo nên sự nguy hiểm cho nó. 

Con đường lây truyền

- Lây trong môi trường thông qua hô hấp giữa gà bệnh với gà khỏe.

- Truyền từ gà mắc bệnh sang con thông qua trứng.

Biểu hiện của bệnh:

Image result for bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà là gì

Biểu hiện của bệnh khó nắm bắt vì biểu hiện lâm sàng của bệnh chậm, tiến trình bệnh dài. Thời gian ủ bệnh dài, lâu từ 10 đến 30 ngày.

  • Khò khè, hắt hơi và chảy nước mũi, hen nhiều về đêm 
  • Ủ rủ, xù lông kém ăn nên gà trông rất gầy
  • Mặt gà bị sưng to do bị viêm xoang
  • Đối với gà đẻ, lớn thì giảm lượng sức đẻ và gầy đi.

Khi tiến hành mổ khám bệnh tích trên gà ta có thể thấy khí quản có thể bị viêm, xuất huyết, tích dịch, túi khí dày lên và có mủ.

Image result for bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà là gì

Đối với gà thịt: Bệnh hay xảy ra lúc đàn gà được 4 – 8 tuần. Triệu chứng thường nặng hơn so với các loại gà khác do sự phụ nhiễm các loại vi trùng khác mà thông thường nhất là E.coli vì bệnh thường xuyên kết hợp với E. coli (CCRD). Vì vậy, trên gà thịt người ta còn gọi là thể kết hợp E.coli – CRD (C-CRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, khó thở trầm trọng hơn, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, viêm túi khí nặng. Gà ủ rũ và chết sau khi mắc bệnh 3 – 4 ngày. Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn và còi cọc.

Đối với gà đẻ và gà trưởng thành: Bệnh phát ra khi thay đổi thời tiết, tiêm phòng, chuyển chuồng, cắt mỏ… các triệu chứng chính vẫn là như các giai đoạn khác như chảy nước mũi, thở khò khè, ăn ít, gà trở nên gầy ốm, gà đẻ giảm sản lượng trứng, tỷ lệ ấp nở kém, trứng ấp nở cho ra gà con yếu ớt.

Kiểm soát và phòng bệnh

Đây là khâu quan trọng vì khi bệnh xuất hiện kiểm soát là yếu tố được đề cao vì nếu khôn kiểm soát bệnh thì tình hình lây lan bệnh qua đường hô hấp làm suy giảm chất lượng gia cầm, khi phát triển nặng thì ảnh hưởng đến kinh tế của người chăn nuôi. Phòng bệnh là khâu cần thiết là luôn được duy trì trong suất quá trình chăn nuôi gà.

- Vệ sinh và luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại, máy ấm trứng thông thoáng, thoáng mát, khô ráo. Đủ ấm vào mùa đông và đủ mát vào mùa hè.

  • Định kỳ theo kế hoạch khử trùng chuồng trại
  • Cần lưu ý về mật độ gà nuôi trong một không gian., tránh việc nuôi nhiều trong không giann nhỏ là yếu tố lây lan bệnh nhanh hơn khi phát bệnh.
  • Lựa chọn con giống tốt, nơi cung cấp giống uy tín, không mắc bệnh
  • Đặc biệt là đảm bảo chế độ thức ăn, dinh dưỡng của đàn gà, đầy đủ vitamin cần thiết.

Điều trị đối với gà bị mắc bệnh

  • Khi gà mắc bệnh người chăn nuôi có thể sử dụng một số chế phẩm như  Tylosin, Tiamualin, Suanovin,… để điều trị; liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tùy vào tình trạng bệnh của đàn gà.
  • Bổ sung cho gà thuốc bổ như B-complex, vitamin C, điện giải, đường gluco.
  • Tìm hiểu nắm bắt nguyên nhân phát bệnh và khắc phục kịp thời các nguyên nhân đố
  • Xử lý ngay số gà bị mắc bệnh tránh lây lan ra diện rộng.

​Một lưu ý rất quan trọng để ngăn chặn bệnh chính là đảm bảo chất lượng trong khâu ấp trứng, người chăn nuôi cần phải sử dụng các phương pháp ấp trứng hiệu quả, một trong số đó là sử dụng máy ấp trứng, tham khảo nhiều hơn tại đây.

 
Giỏ hàng
0