facebook
Zalo

CƠ SỞ MÁY ẤP TRỨNG HÙNG THỦY XIN CHÀO BÀ CON!

icon-diachi1659/3 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0918418198

Email: aptrunght@gmail.com

Giờ làm việc: 08:00 - 17:00 (Thứ 2 - CN)

Tin tức

Bệnh tụ huyết trùng và những điều cần biết khi gà mắc bệnh

30/03/2020 Lượt xem: 1536
 
 

Theo Bách khoa toàn thư bệnh tụ huyết trùng ở gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm. Là căn bệnh mang tính địa phương, xảy ra rộng khắp, phổ biến ở vùng nhiệt đới và gây thiệt hại nặng ở những vùng ôn đới. 

Căn bệnh này do một loại vi khuẩn tên gọi là Pasteurella multocida gây ra, loại vi khuẩn này có nhiều chủng loại khác nhau, xảy ra ở nhiều ở trên gia cầm đặc biệt là gia cầm trên 1 tháng tuổi. Tồn tại trên gà ở thể cấp tính hoặc mãn tính gây chết đột ngột hoặc không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài.

Ở Việt Nam bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra thành dịch lớn khi thời tiết thay đổi chuyển mùa từ xuân sang hè hoặc thu sang đông ở miền Bắc và từ mùa mưa sang mùa khô hoặc ngược lại ở miền Nam.

Biểu hiện của bệnh:

Bệnh phổ biến đối với gà trên 01 tháng tuổi

Thường gặp nhiều vào mùa đông. Vì vi khuẩn Pasteurella multocida là loại vi khuẩn có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi chất sát trùng, ánh sáng tự nhiên, sự khô ráo và sức nóng.

Bệnh ở thể cấp tính:

Gà chết đột ngột, chỉ xuất hiện vài triệu chứng trước khi chết vài giờ như: mào tím, đi lại chậm chạp, liệt, bỏ ăn, xù lông, phân loãng hoặc đổi màu trắng xanh hoặc có máu tươi, khó thở, chảy nước ở mũi. Khi vi khuẩn đã ăn vào máu sẽ gây nhiễm trùng sẽ làm gà chết nhanh và mức độ lan rộng bệnh lớn.

(Gà chết đột ngột và nhanh ở thể cấp tính của bệnh tụ huyết trùng)

Bệnh ở thể mãn tính:

Tích sưng, viêm khớp, bại liệt;

Mắt sưng viêm kết mạc mắt:

Gà tỷ lệ đẻ trứng giảm, tỷ lệ chết ở gà tăng. Ở Việt Nam, khi gà mắc phải bệnh này tỷ lệ chết rất cao có thể đạt đến 90%.

Bệnh tích: 

Khi tiến hành mổ ra để khám gia cầm ta có thể nhận thấy: Xuất huyết phụ tạng vafthitj có màu tím sẫm; Phổi đỏ, gan sưng, ruột sưng đôi khi có máu; Ở gan và tim xuất hiện dịch dày, đặc biệt trên gan có những hoại tử trắng cảm giác như đầu đinh ghim vào gan. Buồng trứng của gà đẻ vỡ nát.

Phòng, chữa bệnh:

- Vệ sinh chường trại, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh, quản lý đàn gà tốt hiệu quả thông qua quan sát, theo dõi hàng ngày với gà.

- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng gà ở những thời điểm dễ phát bệnh những lúc giao mùa, chuyển đàn, stress,…

- Khi gà bị bệnh cần sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi ngày từ 1 đến 2 lần. Đảm bảo việc sát trùng chuồng trại theo định kỳ 10 đến 15 ngày 1 lần.

- Khi phát hiện gà bệnh cần tách gà bệnh và gà khỏe mạnh ra riêng, những gà bệnh không được để làm giống mà phải loại thải ngay.

- Bổ sung thức ăn, nước uống thuốc các sản phẩm sinh dưỡng khác để tăng cường sức đề kháng, chống stress ở gà. 

- Đặc biệt tạo điều kiện, môi trường chuồng trại thông thoáng, có ánh nắng mặt trời đủ độ ấm cho gà.

- Sử dụng thuốc vác xin lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình hình bệnh của đàn gà. Với những đàn gà lẻ có thể dùng Streptomycin 1g pha với 10ml nước cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần hoặc Kanamycin với Tiamulin 1ml/3kg P/ ngày.

Xem thêm phương pháp ấp trứng bằng máy Tại đây.

 

Giỏ hàng
0